Ban biên tập: truyenthong.cssb@gmail.com
NỔI BẬT

Không dễ chuyển đổi số trong ngành bán lẻ

Ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập MoMo cho rằng, dù là xu hướng tất yếu nhưng chuyển đổi số với các doanh nghiệp bán lẻ một cách hiệu quả là bài toán không dễ dàng.

Tech4Life là sự kiện chào mừng ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2022 (10/10/2022), do VINASA (Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam) và UBND TP HCM tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2022.

Chương trình thu hút hơn 2.000 lượt khách tham quan, khoảng 2.000 lượt đại biểu tham dự Hội nghị, bao gồm lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, Bộ, Ngành trung ương, hơn 20.000 lượt theo dõi trực tuyến và 150 gian hàng đến từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Đây là nơi để những doanh nghiệp giới thiệu nhiều thiết bị, giải pháp với trọng tâm là những công nghệ mới: AI, IoT, Blockchain, Big Data, Cloud,… và ứng dụng những công nghệ này vào cuộc sống hằng ngày.

Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP. HCM đánh giá: "Cùng với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang diễn ra với tốc độ khá nhanh, thúc đẩy đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị mới, tạo tiền đề hình thành nền kinh tế số".

Theo lãnh đạo UBND TP. HCM, các doanh nghiệp và ban ngành quản lý nhà nước hiện là những tổ chức tiên phong xem chuyển đổi số là xu thế tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh và xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội thông minh trong thời kỳ mới.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập MoMo cho rằng, dù là xu hướng tất yếu nhưng chuyển đổi số với các doanh nghiệp bán lẻ một cách hiệu quả là bài toán không dễ dàng.

Không dễ chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
Ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập MoMo

"Tại MoMo, chúng tôi giải quyết nhiều bài toán giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với hơn 31 triệu khách hàng. Thông qua nền tảng MoMo, các doanh nghiệp nhất là các SMEs, ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư có thể tiếp cận nhiều khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn", ông Diệp chia sẻ.

Cụ thể, MoMo đã giúp các doanh nghiệp giải bài toán chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ, thông qua các gói giải pháp quản lý kinh doanh, chăm sóc khách hàng và tài chính số nhằm tiếp cận hơn 31 triệu người dùng MoMo.

Nền tảng Mini App giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm hơn 75% chi phí so với việc tự xây dựng và phát triển ứng dụng cùng cơ sở dữ liệu.

Thổ Địa MoMo là kênh bán hàng mới cho đối tác, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs/MSMEs trong ngành F&B và mua sắm, giúp họ go-online dễ dàng chỉ trong 1 phút.

Về phía người dùng, ông Diệp cho biết thông tin tín dụng là cơ sở quan trọng nhất của khách hàng khi tiếp cận các dịch vụ tài chính, song số lượng người Việt có loại dữ liệu này chưa phổ biến.

Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), độ phủ thông tin tín dụng đã tăng từ mức 41,8% (năm 2015) lên mức 59,6% (năm 2020).

Tuy vậy, vẫn còn đến 40,4% người Việt chưa có thông tin tín dụng và 70% người dân khu vực nông thôn bị hạn chế tiếp cận tín dụng. Việc chưa có đủ cơ sở dữ liệu tín dụng khiến một bộ phận người dân không thể thực hiện những khoản vay chính thống.

Với mong muốn mang đến giải pháp tài chính bình đẳng cho mọi người, nhất là nhóm người yếu thế, MoMo mang đến nhóm dịch vụ MoMo Tài chính, hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện, giúp mỗi người dân Việt Nam đều có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính với mức chi phí thấp. Trong đó, 3 sản phẩm quan trọng gồm có: Điểm tin cậy MoMo, Nhóm sản phẩm tài chính tiêu dùng thông minh và Sàn đầu tư MoMo.

Sau hơn 4 năm ra mắt (2018 đến nay), nhóm dịch vụ Tài chính - Bảo hiểm trên MoMo có hơn 10 triệu người dùng các sản phẩm bao gồm tín dụng tiêu dùng, đầu tư tích lũy, bảo hiểm,... Trong đó, 60% người dùng của MoMo sử dụng từ 2 dịch vụ tài chính trở lên đều đặn hằng tháng.