Ban biên tập: truyenthong.cssb@gmail.com
NỔI BẬT

Kinh tế tuần hoàn: Khởi đầu hành trình với những người trẻ

Chưa bao giờ trào lưu “sống xanh” lại phổ biến đến thế. Từ những phong trào, chiến dịch kêu gọi tiêu dùng “xanh" trong ngắn hạn đã dần được lan tỏa thành một hành trình truyền cảm hứng và bền vững hơn với sự đi đầu của thế hệ trẻ.

Chưa bao giờ trào lưu “sống xanh” lại phổ biến đến thế. Từ những phong trào, chiến dịch kêu gọi tiêu dùng “xanh" trong ngắn hạn đã dần được lan tỏa thành hành trình truyền cảm hứng và bền vững hơn với sự đi đầu của thế hệ trẻ.

Chúng ta lãng phí 75% giá trị sản phẩm

Tại sự kiện Ngày Trái đất mới đây, các chuyên gia môi trường cho biết, mỗi thói quen sinh hoạt của người Việt sẽ “thải” ra khoảng 3,8kg rác. Trong đó, chỉ 25% số rác này được thu gom tái chế, có nghĩa là 75% còn lại đã bị lãng phí và môi trường phải hứng chịu lượng rác bị “bỏ quên” này.

75% rác thải bị lãng quên đã làm cho khối lượng chất thải rắn đang tăng lên rất nhanh trong khi bãi chôn lấp thì không có khả năng mở rộng, gây ra các áp lực lên môi trường – xã hội từ việc quá tải rác. Từ đó tạo ra hàng loạt hệ lụy về ô nhiễm môi trường và suy giảm chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Hơn bao giờ hết, vấn đề phân loại rác đang được chính phủ hết sức quan tâm và hiện thực hoá thành chế tài. Cụ thể, từ ngày 1/1/2022, các hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom.

{keywords}
Việt Nam cần có thêm nhiều các hoạt động để giáo dục thế hệ trẻ trong việc phân loại rác, bảo vệ môi trường.

Thay đổi ý thức từ thế hệ trẻ

Trong bối cảnh Covid-19, UNDP (Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc) đang tích cực phối hợp với các đối tác, bao gồm các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, để giúp các doanh nghiệp hoạt động ‘xanh hơn’, sạch hơn, phục hồi và ứng phó tốt hơn nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong thập kỷ hành động đến năm 2030. Với nỗ lực đó, trong những năm gần đây, phong trào “giải cứu" rác thải ngày một lan rộng và được cộng đồng hưởng ứng tích cực.

Cùng với đó, ngày càng có nhiều chương trình hành động vì môi trường chọn thế hệ trẻ làm trung tâm. Khảo sát Tiếng nói trẻ em Việt Nam do Viện Nghiên Cứu Quản lý & Phát Triển Bền Vững (MSD) và Tổ Chức Cứu Trợ Trẻ Em (SCI) công bố vào tháng 6/2020 với sự tham gia của 1.700 trẻ em tại 7 tỉnh thành phố tại Việt Nam cho thấy trẻ em rất quan tâm đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

Cứ 10 trẻ tham gia khảo sát thì có 8 trẻ bày tỏ sự lo lắng vì các vấn đề ô nhiễm môi trường. Điều này cho thấy việc trang bị những kiến thức cần thiết cho trẻ em trở nên vô cùng quan trọng, và thế hệ thanh niên có nhiều sáng kiến để giúp các em thiếu nhi hiểu và thực hiện việc đó.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục môi trường đối với thế hệ trẻ tương lai của đất nước, nhiều tổ chức và doanh nghiệp đang đẩy mạnh các hoạt động giáo dục thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ về môi trường. Trong đó, SCG đã đưa ra nhiều sáng kiến bảo vệ môi trường khi triển khai Hội nghị chuyên đề về Phát triển Bền vững để cùng các đối tác đưa ra các giải pháp cho tương lai bền vững của khu vực ASEAN và toàn cầu.

Ở nước ta, Liên minh không rác Việt Nam (Vietnam Zero Waste Alliance) - một liên minh các tổ chức phi chính phủ, các nhóm phi lợi nhuận, các trường Đại học và các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động với mục tiêu vì một Việt Nam bền vững. Với những hoạt động như giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, thiết kế lại, tuản lý rác thải dư… Liên minh đã truyền đi lối sống tích cực về không rác thải, giúp cải thiện nhận thức của người trẻ vì môi trường tương lai.

Mới đây, tập đoàn SCG, công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) và các đối tác đã phát động dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn ở trường Tiểu học Long Sơn 1 và Long Sơn 2, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là nỗ lực hiện thực hóa cam kết của DN trong Hợp tác công tư được ký kết với SCG, Unilever Việt Nam, Dow Việt Nam và Bộ Tài Nguyên và Môi trường vào đầu tháng 2 năm nay về xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa.

Tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, em Nguyễn Mạnh Tính, học sinh lớp 5 ở Bà Rịa Vũng Tàu chia sẻ: “Khi được học về phân loại rác thải, chúng em hiểu hơn về giá trị của rác. Thực tế, rác thải không xấu, nhưng chúng ta cần phải biết cách xử lý có ý thức để biến rác thành tài nguyên có ích”.

{keywords}
Phát động dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn ở trường Tiểu học Long Sơn 1 và Long Sơn 2 (Bà Rịa-Vũng Tàu) nâng cao ý thức phân loại rác cho thế hệ trẻ

Tập đoàn SCG cũng trao tặng thùng rác, truyền cảm hứng về giá trị của những đồ vật tái chế, và cách phân loại rác cho trường khuyết tật Bà Rịa - Vũng Tàu, nhằm tạo điều kiện cho các em hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ hành động nhỏ nhất. Cùng với đó, các đại diện trẻ của Việt Nam đã tham gia trải nghiệm những dự án phát triển bền vững, dựa trên cách tiếp cận về Nền kinh tế tuần hoàn cùng với bạn bè khu vực thông qua Hội trại SCG Sharing The Dream ASEAN 2019

Những nỗ lực của các DN cho thấy rõ cam kết đồng hành cùng chính phủ Việt Nam để mang kinh tế tuần hoàn ngày càng gần hơn với thế hệ trẻ. Bắt đầu từ hế hệ trẻ, tin rằng, sẽ có nhiều biến chuyển và hành động hơn từ cộng đồng để rác thải sẽ không còn là vấn nạn.

Mai Hòa